THIẾT BỊ ĐO HÀM LƯỢNG BỌT KHÍ BÊ TÔNG HC-7L
Trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là thi công bê tông thương phẩm, việc kiểm tra hàm lượng bọt khí trong bê tông tươi là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo cường độ, độ bền và độ chống thấm của kết cấu sau khi đông cứng. Để làm được điều này, kỹ sư thường sử dụng thiết bị đo hàm lượng bọt khí bê tông theo tiêu chuẩn TCVN và ASTM.
Đây là thiết bị dùng để xác định tỷ lệ phần trăm thể tích bọt khí trong hỗn hợp bê tông tươi bằng phương pháp áp suất.
Cấu tạo của thiết bị đo bọt khí bê tông
Một bộ thiết bị tiêu chuẩn thường gồm:
Thùng chứa mẫu bằng nhôm hoặc thép, có nắp kín, dung tích 7 Lít
Đồng hồ áp suất (calibrated gauge)
Bơm tay tạo áp suất
Van xả khí, khóa an toàn
Thước đầm và thanh đầm tiêu chuẩn
Các phụ kiện khác: Thước đo, Ống đong
Vì sao phải đo hàm lượng bọt khí trong bê tông?
Lý do |
Ý nghĩa |
Kiểm tra chất lượng hỗn hợp tươi |
Ảnh hưởng đến độ bền, độ chống thấm, khả năng chống đóng băng |
Phát hiện sự sai lệch trong pha trộn |
Giúp điều chỉnh cấp phối tại trạm trộn |
Phù hợp tiêu chuẩn nghiệm thu |
Là một chỉ tiêu kiểm tra bắt buộc trong nhiều công trình dân dụng & công nghiệp |
Lượng bọt khí lý tưởng thường dao động từ 4% – 6%, tùy vào yêu cầu kỹ thuật của công trình.
Ứng dụng thực tế của thiết bị
Dùng trong các trạm trộn bê tông thương phẩm
Kiểm tra chất lượng hỗn hợp bê tông tại công trường
Phòng thí nghiệm LAS-XD, Viện kiểm định
Phục vụ công tác giám sát, nghiệm thu bê tông tươi
Thông tin chi tiết:
Hàm lượng khí trong vữa được xác định thông qua phép đo khối lượng thực của khối vữa trong một dụng cụ thí nghiệm đã biết thể tích và khối lượng tuyệt đối của vữa thông qua cấp phối vữa và khối lượng riêng của các vật liệu thành phần.
Bình đo hàm lượng khí có dạng hình trụ, đường kính trong (76 ± 2) mm, chiều cao (xấp xỉ 88 mm). Thể tích của bình đo được hiệu chỉnh bằng (400 ± 1) mL nước ở nhiệt độ (27 ± 2)oC (hiệu chỉnh thể tích bình đo bằng 400 mL nước cất ở (27 ± 2)oC sao cho mặt lõm của nước thấy rõ trên đỉnh của bình). Đặt tấm thủy tinh sạch lên mặt bình đo để nước được nén lại. Tránh xuất hiện bọt khí khi đặt tấm thủy tinh lên mặt bình đo. Đo sức chứa của bình thông qua lượng nước, tính bằng gam. Sau đó đổ nước và lau phần nước dư bên trong thành bình bằng giẻ khô trước khi cân khối lượng bình. (Đo sức chứa của bình có thể bị sai khi có khí nổi ở giữa mặt nước và tấm thủy tinh).
Bình đo có chiều dày thành và đáy không nhỏ hơn 2,9 mm, chiều dày đồng đều trên toàn bộ bình. Tổng khối lượng bình đo ở trạng thái rỗng không lớn hơn 900 g.
Bình đo được chế tạo bằng kim loại không bị ăn mòn do chứa vữa bê tông xi măng.
Xác định hàm lượng bọt khí của hỗn hợp bê tông bằng cách quan sát sự thay đổi thể tích của hỗn hợp bê tông khi thay đổi áp suất.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho bê tông và vữa có cốt liệu đặc chắc, không áp dụng cho bê tông sử dụng cốt liệu nhẹ, xỉ bọt lò cao hoặc cốt liệu có độ rỗng cao.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho hỗn hợp bê tông có độ sụt từ 10 mm trở lên
Nguyên tắc hoạt động của thiết bị này là làm cân bằng thể tích không khí đã biết ở áp suất định trước trong buồng khí kín với thể tích không khí chưa biết trong mẫu bê tông. Đồng hồ đo áp suất gắn trên thiết bị được hiển thị theo hàm lượng bọt khí để đọc tại điểm cân bằng áp lực.
Trước khi đổ và đầm mẫu, dùng giẻ ẩm làm ẩm bên trong bề mặt của thiết bị. Sau đó đổ và đầm hỗn hợp bê tông theo TCVN 3105:2022. Khi sử dụng que đầm, sau mỗi lớp đầm, dùng búa cao su gõ nhẹ xung quanh bình chứa từ 10 đến 15 lần để loại bỏ lỗ rỗng do que đầm để lại hoặc các bọt khí lớn có thể còn kẹt trong hỗn hợp bê tông.
Sau khi đầm, gạt bỏ phần bê tông thừa bằng cách trượt thanh gạt ngang qua miệng bình chứa theo chuyển động ziczac đến khi bình chứa vừa đầy. Khi sử dụng tấm làm mặt, gạt bỏ bê tông thừa bằng cách ép tấm lên khoảng 2/3 diện tích mặt trên của bình chứa và di chuyển theo chuyển động ziczac cho đến khi tấm cùng với bê tông thừa trượt khỏi miệng bình. Lặp lại thao tác tương tự tại vị trí cũ nhưng theo hướng ngược lại, sau đó nghiêng tấm làm mặt và dùng cạnh tấm gạt trên mặt bình chứa để làm nhẵn, bóng bề mặt hỗn hợp bê tông.
Vệ sinh sạch miệng của bình chứa và cụm nắp để đảm bảo kín áp khi cụm nắp được kẹp vào vị trí. Lắp ráp bình thử bọt khí, đóng van khí chính từ buồng khí sang bình chứa và mở cả hai khóa nước. Thêm nước qua một khóa cho đến khi nước chảy ra từ khóa còn lại, lắc nhẹ bình thử bọt khí cho đến khi tất cả không khí thoát ra khỏi bình chứa.
Đóng van xả khí và bơm khí vào buồng khí đến khi đồng hồ chỉ vào vạch áp suất ban đầu. Đợi một vài giây để khí nén nguội tới nhiệt độ bình thường, ổn định kim đồng hồ tại vị trí áp suất ban đầu bằng cách bơm hoặc xả khí nếu cần, đồng thời dùng ngón tay gõ nhẹ lên đồng hồ.
Đóng cả 2 khóa nước trên nắp, mở van khí chính, gõ nhẹ xung quanh bình chứa bằng búa cao su và dùng ngón tay gõ nhẹ vào đồng hồ để ổn định kim đo. Đọc hàm lượng bọt khí trên đồng hồ, khóa van khí chính.
Việc không khóa van khí chính trước khi xả áp từ bình chứa hoặc buồng khí sẽ dẫn đến nước bị hút vào buồng khí, gây lỗi trong các lần thử tiếp theo. Trong trường hợp để nước lọt vào buồng khí, thì lượng nước lọt vào phải được thổi ra qua van xả khí. Xả áp trong bình chứa bằng cách mở cả hai khóa nước trước khi tháo nắp.
THIẾT BỊ ĐO HÀM LƯỢNG BỌT KHÍ BÊ TÔNG HC-7L
Model: HC-7L
Xuất xứ: Trung Quốc
Thể tích thùng chứa mẫu: 7 lít.
Thang đo: 0- 10 %
Kích thước tối đa của cốt liệu: 40 mm.